Bạn và người ấy đang tìm kiếm nhà hàng tiệc cưới HCM phù hợp với mong muốn của 2 bên gia đình? Sự khác nhau giữa phong tục tập quán của vùng miền khiến các bạn bất đồng quan điểm?
TP.HCM được coi là nơi tụ họp của những nền văn hoá khác nhau từ Bắc vào Nam, ở đây những con người từ các tỉnh thành gặp gỡ, tìm hiểu và đến với nhau. Do đó, sự khác biệt về văn hoá đòi họ phải biết cách dung hoà và đồng cảm. Bước đầu cho sự hoà hợp trong cuộc sống hôn nhân chính là việc thấu hiểu rõ những nét khác trong phong tục cưới mỗi miền.
Truyền thống và cầu kì như lễ cưới miền Bắc
Đối với người Bắc, đám cưới phải diễn ra nghiêm ngặt, đầy đủ nghi thức với ít nhất 3 lễ: Chạm ngõ, Lễ hỏi và Rước dâu.
– Chạm ngõ hay còn gọi là dạm ngõ là lúc hai bên gia đình chính thức gặp mặt. Lễ này được xem là thủ tục cần thiết nhằm để nhà trai và nhà gái “thưa chuyện” với nhau, người lớn xin phép cho hai con quen nhau. Dù bất cứ tầng lớp nào thì cơi trầu trong lễ chạm ngõ là điều không thể thiếu. Sau khi chạm ngõ, người con gái được xem là có chốn và mở đầu cho chuyện hôn nhân.
– Lễ hỏi theo phong tục người Hà Nội thì cần có cốm và hồng. Đối với những gia đình khá giả, họ còn có thêm cả heo sữa quay, … và những đặc sản khác tuỳ vào vùng miền như bánh phu thê – biểu tượng cho sự trọn vẹn của đôi vợ chồng. Thêm vào đó, người miền Bắc rất kỹ lưỡng trong việc chọn giờ, tráp ăn hỏi phải đầy đủ là là số lẻ, cũng như thời gian tổ chức lễ hỏi là 10 ngày trước ngày cưới.
– Lễ rước dâu ngày xưa có khá nhiều thủ tục với người đi đầu đám rước là người giàu có, có địa vị. Tới đầu làng hay phố sẽ có lễ chăng dây, nếu đám muốn qua thì phải đưa ít tiền. Trong khi đón dâu, lễ gia tiên sẽ được củ hành nhằm nhắc nhớ và tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên. Tiệc ăn uống tại nhà hàng tiệc cưới sẽ diễn ra trước 1 ngày so với đám cưới, nhưng ngày nay thì được diễn ra trong ngày cưới.
Trọng lễ nghi khi tài vật như đám cưới miền Trung
Đám cưới miền Trung thường tiết kiệm hơn với việc coi trọng các nghi lễ hơn việc phô trương. Người miền Trung cũng có các lễ như chạm ngõ, hỏi cưới và vu quy. Trước khi chuẩn bị, họ thường xem ngày, giờ tốt xấu cho các lễ bằng việc lên chùa thỉnh các cao tăng. Sau đó, hai bên gia đình sẽ thông báo một cách đơn giản cho nhau qua cuộc gặp mặt hỏi thăm nhỏ.
Đám hỏi ở miền Trung diễn ra với mục đích giới thiệu đôi trẻ với quan viên hai họ nên và không tổ chức rầm rộ. Mặt khác, đám cưới lại đòi hỏi nhiều lễ nghi hơn bao gồm: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái còn ở nhà trai sẽ diễn ra đón dâu, trình báo gia tiên. Ở đây, người dân không có tục thách cưới nên lễ vật đi kèm cũng khá đơn giản.
Đám cưới diễn ra với sự có mặt của phù dâu, phù rể, 1 bé trai và 1 bé gái cầm hoa hay lồng đèn. Tới đêm tân hôn, đôi trẻ phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Trong phòng tân hôn cũng được để sẵn rượu, 12 miếng trầu, muối và gừng.
Một điểm đáng chú ý là người miền Trung rất coi trọng việc hợp mạng, tuổi. Tất cả những người tham gia vào hôn lễ từ người may quần áo đến vị chủ hôn phải là người có gia đình hạnh phúc, hoà thuận và đông con cháu.
Đám cưới miền Nam phóng khoáng và thoải mái
Tình cách người miền Nam rất tự do và phóng khoáng do đó những nghi thức cũng được diễn ra một cách nhẹ nhàng và đơn giản. Các lễ bao gồm dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu nhưng đôi khi lễ ăn hỏi và đón dâu có thể diễn ra chung trong cùng một ngày.
Hôn lễ chính được cử hành tại bàn thờ tổ tiên trong gia đình, đây cũng được coi là nghi lễ thiêng liêng và quan trọng không thể thiếu ở miền Nam. Lễ này còn được gọi là “Lễ lên đèn” khi đại diện nhà trai bưng mâm quả với đầy đủ trái cây, bánh kẹo, tràu cau và đặc biệt là 1 cặp đèn cầy.
Đại diện nhà trai sẽ mời đàn gái uống rượu, ăn trầu; hai bên thông gia sẽ nói chuyện bàn bạc về quà tặng, tiền bạc đã thoả thuận trước. Sau đó, đại diện đàng gái tuyên bố “Xin làm lễ lên đèn” là lúc đôi bạn trẻ chính thức về chung một nhà.
Lễ lên đèn được coi là một nét đẹp văn hoá của người miền Nam và mang một ý nghĩa thiêng liêng nhằm thể hiện sự sống, tinh thần lạc quan, nối liền quá khứ và hiện tại, … vì vậy, lễ này không thể thiếu trong đám cưới chính thống miền Nam.
Những sự khác nhau trong văn hoá và lễ nghi của nhiều vùng miền ắt hẳn sẽ đem đến nhiều mâu thuẫn trong quá trình chuẩn bị cho lễ cưới. Nhưng nếu cô dâu và chú rể có thể hiểu, thông cảm và lựa chọn những điều quang trọng thì ắt hẳn một lễ cưới tràn ngập hạnh phúc sẽ diễn ra thuận lợi. Với những nét đặc trưng vùng miền từ cách trang trí đến thực đơn món ăn, các bạn có thể tin tưởng các nhà hàng tiệc cưới HCM sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn một cách chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các cặp đôi hiểu nhau hơn trên con đường tiến tới hôn nhân.