Mỗi khi nhắc đến xứ sở Kim Chi – Hàn Quốc thì không ai mà không biết đến những nét văn hóa đặc trưng của nước bạn. Nhưng bạn có biết đằng sau những lễ cưới lộng lẫy, xa hoa và mau sắc truyền thống ấy vẫn có những tục lệ riêng biệt ra sao. Cùng Metropole điểm qua những sự thay đổi và nét đặc trưng của tổ chức tiệc cưới hỏi ở Hàn Quốc nhé.
Đám cưới truyền thống Hàn Quốc
Đám cưới truyền thống ở Hàn được gọi là Taerye và lễ cưới được tổ chức long trọng và kéo dài với nhiều nghi thức cầu kỳ, phức tạp. Bởi lẽ, người Hàn quan niệm rằng, nếu như không làm đúng lễ nghi hay bỏ qua một bước nào thì đôi uyên ương sẽ khó mà sống hạnh phúc. Hơn thế, đám cưới là một buổi lễ kết nối gia đình, dòng họ 2 bên lại với nhau, nên trước khi đám cưới, họ sẽ tìm hiểu và dò hỏi về gia thế của bên sui gia.
Nguồn gốc của những lễ nghi hỏi cưới
Phần lớn các nước có hệ chữ tiếng Hán đều ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của Nho Giáo với quan niệm “Môn đăng hộ đối”, “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Từ thời Choson, cho dù là con cái nhà quyền quí hay xuất thân nghèo hèn đều không có quyền chọn lựa bạn đời của mình. Khi lên 7 tuổi, “Nam nữ thụ thụ bất thân” không được phép ngồi chung bàn ăn với nhau. Trong xã hội Nho Giáo, việc tiết chế cảm xúc được cho là biểu hiện của sự giáo dục và nuôi dưỡng tốt. Do vậy, lễ cưới là ngày đầu tiên mà đôi trẻ được gặp nhau.
Lễ cưới truyền thống Hàn Quốc
Về lần nghi thức lễ cưới sẽ được tiến hành theo 5 bước cơ bản. Đầu tiên, nhà trai sắm sửa và mang lễ vật đến nhà gái để hỏi cưới. Thứ hai, nếu được chấp thuận thì hai bên gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành hỉ sự. Sau đó, nhà trai sẽ thông qua một bà mối hỏi ngày cử hành hôn lễ. Khi đã xác định được ngày thì nhà trai sẽ gửi sính lễ đến nhà gái. Cuối cùng, chú rể sẽ tới rước dâu.
Các lễ nghi diễn ra trong buổi lễ
Các món sính lễ trong tổ chức lễ cưới truyền thống
Hôn lễ thường được tổ chức vào buổi chiều chạng vạng, lúc mà âm dương bắt đầu giao thoa. Cô dâu và chú rể sẽ mặc Hanbok (Hàn phục) đặc trưng cho ngày cưới. Ở Hàn Quốc, hôn lễ được cử hành ở nhà gái, khi nhà trai đến cần mang theo lễ vật để hỏi cưới cô dâu. Hôn lễ thường có những món đồ như: đôi ngỗng gỗ (sự chung tình), đôi gà trống gà mái (sinh sản và dạy con). Ngoài ra còn có táo tàu (trường sinh bất lão), hạt dẻ (sung túc), cây tùng bách, cây táo tàu (đơm hoa kết trái), cây đào (sinh nhiều con), cây tre (chung thủy và sức mạnh) và mì trường thọ. Những lễ vật trên sẽ được dâng lên bàn thờ nhà gái và làm lễ giao bái. Lễ giao bái có ý nghĩa hứa hẹn hai người sẽ thủy chung và sống với nhau trọn đời. Sau lễ cúi chào nhau, đôi trẻ sẽ làm lễ uống rượu giao bôi. Khi hoàn tất thủ tục hỏi cưới thì 2 bên gia đình sẽ bắt đầu nhập tiệc.
Tổ chức tiệc cưới thời hiện đại
Ở thế kỷ 21, ngày càng vắng bóng lễ cưới truyền thống mà được thay đổi dần theo kiểu phương Tây. Các nghi lễ được lược bỏ, tổ chức ở nhà thờ, nhà hàng hoặc khách sạn và cô dâu chú rể sẽ mặc âu phục trong hôn lễ. Nhưng vẫn giữ những nghi lễ truyền thống như hành lễ và dâng trà cho bố mẹ. Sau đó, cặp đôi sẽ cùng cầm một tấm vải trắng để hứng hoa quả khô mà bố mẹ ban phát với mong muốn chúc phúc cho con cái.
Hứng hoa quả khô chúc phúc cho con cái
Dù hôn lễ hiện đại đã được tối giản nhiều so với ngày xưa nhưng chi phí cho một đám cưới lại ngày càng tăng và vô cùng tốn kém. Ở Việt Nam, tục “thách cưới” chỉ là hình thức, chỉ tầm 10-40 triệu tùy gia đình, có những cặp đôi sẽ nhờ đến những dịch vụ cưới trọn gói thì chi phí còn giảm thiểu hơn. Tuy nhiên, với người Hàn thì thách cưới là một vấn đề quan trọng. Số tiền cho sính lễ và chuẩn bị cuộc sống mới cho tân uyên ương có thể lên đến hàng chục triệu won.
Chi phí cưới hỏi ngày càng tăng lên đến hàng chục triệu
Theo thống kê, chi phí cho một đám cưới năm 2011 đã tăng 270% so với năm 1999. Có thể thấy tầm quan trọng về gia thế hai bên và tính thực dụng ở giới trẻ Hàn ngày càng cao. Phần là do giá bất động sản và nhà cửa tăng đột biến nên giá cho hôn nhân cũng tăng vọt theo. Do cuộc sống hiện đại hối hả, tất bật nên khó có cảnh “một túp lều tranh hai quả tim vàng”.
Dù là nghi lễ truyền thống hay hiện đại thì lễ cưới vẫn là một ngày quan trọng trong đời của người Hàn. Hi vọng những chia sẻ của Metropole về cách tổ chức tiệc cưới tại Hàn Quốc đã giúp bạn kiểu thêm văn hóa của đất nước này.