Hiện nay, hầu hết các đôi uyên ương đều chọn nhà hàng là nơi tổ chức đám cưới, bởi đám cưới được tổ chức tại nhà hàng tiệc cưới HCM thường sẽ giảm được rất nhiều chi phí phát sinh thêm trong đám cưới.
Sau các nghi lễ cưới truyền thống, nhà hàng sẽ là nơi cực kỳ thích hợp để cô dâu chú rể tổ chức bữa tiệc cưới, nhận lời chúc phúc từ gia đình và bạn bè. Vậy một lễ cưới được tổ chức tại nhà hàng sẽ đi theo quy trình như thế nào, gồm những hoạt động gì?
1. Đón khách mời
Đây là bước đầu tiên trong việc tổ chức tiệc ở nhà hàng tiệc cưới HCM. Sau lễ thành hôn chính thức ở tư gia, cô dâu chú rể cùng cha mẹ hai bên sẽ đến nơi tổ chức lễ cưới trước khi tiệc chính thức bắt đầu tầm 30 phút đến 1 giờ để đón khách, bởi sẽ có một số vị khách đến sớm hơn giờ đã định với hy vọng được chuyện trò, chụp ảnh cùng cô dâu chú rể nhiều hơn.
Bởi vậy, cô dâu – chú rể và hai gia đình nên chú ý đến chuẩn bị tại địa điểm từ sớm, tránh tình trạng gấp gáp hoặc khách đã đến rồi nhưng không có ai tiếp đón.
Trong quá trình chào đón khách mời, cô dâu chú rể có thể hỏi thăm và chụp ảnh với khách. Nếu có sẵn một bàn tiệc nhỏ càng tốt, bởi khách đến sớm có thể sử dụng đồ ăn, đồ uống trong lúc chờ đợi tiệc chính. Ngoài ra cần chuẩn bị một video ảnh cưới để chiếu lên màn hình, các vị khách có thể chiêm ngưỡng những bức ảnh cưới đẹp của hai bạn.
2. Nghi lễ tiệc cưới
Đây là bước quan trọng trong quy trình tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng. Sau khi chào đón khách mời thì cô dâu chú rể sẽ chuẩn bị cho khâu chính của bữa tiệc là làm lễ cưới. Buổi lễ có thể thực hiện muộn hơn tầm 10-15 phút so với ghi trong thiệp mời. Nếu hai bạn muốn rằng những người khách tới trễ sẽ không bỏ lỡ nghi thức này. Tuy nhiên không nên làm quá trễ bởi sẽ ảnh hưởng đến những vị khách đến sớm.
Trước giờ làm lễ khoảng 15 – 20p, khi khách mời đã tới tương đối đông đủ, cô dâu chú rể hãy đi vào hậu trường để chuẩn bị bước ra sân khấu.
MC chương trình sẽ có lời chào đến với các vị khách mời, sau đó sẽ mời cha mẹ hai bên lên sân khấu. Cô dâu và chú rể cũng sẽ lên sân khấu ngay sau lời mời của MC và đứng giữa hai bên gia đình.
Đôi uyên ương cũng đừng quên chuẩn bị một clip nhỏ được dựng lên từ những hình ảnh cưới của hai người, với nhạc nền lãng mạn để chiếu trong lễ cưới cho khách mời xem khi chờ tới giờ làm lễ.
Có một người sẽ đại diện cho hai gia đình sẽ đứng ra tuyên bố lí do, cảm ơn khách mời đã đến tham dự, chung vui cho gia đình. Cuối cùng MC tuyên bố buổi lễ bắt đầu.
Sau khi nghi lễ được tuyên bố bắt đầu, cô dâu chú rể sẽ tiến hành những nghi lễ bắt buộc như rót rượu, cắt bánh, trao nhẫn (với những người theo đạo Thiên Chúa giáo, việc trao nhẫn có thể được tiến hành trong buổi lễ tại nhà thờ).
Hiện nay, có một số cặp đôi thay vì cắt bánh thì sẽ chỉ thắp nến trên chiếc bánh, với ý nghĩa cây nến sẽ tỏa ánh sáng soi đường cho cô dâu chú rể luôn tìm thấy và nhận ra nhau dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Bên cạnh đó, một số cặp khác sẽ rót cát thay vì rót rượu, bởi theo quan niệm của phương Tây thì cát tượng trưng cho sự hòa hợp, gắn bó không rời. Bạn cũng có thể thay cát bằng những hạt cafe hay các loại hạt khô, nhỏ khác.
Và cuối cùng cô dâu chú rể rót rượu cưới mời cha mẹ hai bên để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành, cũng như cùng nhau trao chén rượu giao bôi mặn nồng nghĩa tình. Và nghi thức cắt bánh biểu trưng cho sự chia sẻ vui buồn trong cuộc sống từ hôm nay đến mãi về sau.
3. Tiết mục văn nghệ
Thông thường, theo phong tục của người Việt Nam, khi các nghi lễ cơ bản đều đã diễn ra, các khách mời sẽ bắt đầu ăn uống. Trong lúc đó, cô dâu chú rể cùng bố mẹ sẽ cầm rượu tới từng bàn để chào hỏi và cảm ơn.
Tuy nhiên, hiện nay, ở một số đám cưới, cô dâu chú rể phá cách bằng việc kết hợp các nghi lễ truyền thống với những nghi thức hiện đại để đám cưới thêm sinh động. Họ tổ chức khiêu vũ hoặc các trò chơi để kêu gọi các khách mời cùng tham gia.
Nếu tổ chức trò chơi thì không khí tiệc cưới của bạn sẽ cực kỳ vui vẻ và đáng nhớ. Nhưng cần cân nhắc đến các vị khách mời và hỏi ý kiến của người lớn nếu muốn tổ chức một “nghi lễ” phá cách như vậy, bởi lễ cưới truyền thống đã hằn sâu trong tâm thức của người Việt khó mà thay đổi được.
4. Đến từng bàn chào khách mời
Bên cạnh các màn văn nghệ cho cô dâu chú rể chuẩn bị, nhà hàng sẽ bắt đầu chuẩn bị đồ ăn, đồ uống cho khách mời. Sau khi làm lễ thì cô dâu, cùng cha mẹ hai bên sẽ cùng nhau cầm ly rượu mừng đến từng bàn khách mời, chào hỏi, cảm ơn cùng nâng ly và chụp ảnh. Quy trình tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng tiệc cưới HCM không nên thiếu bước này, bởi lẽ nó giúp khách mời cảm thấy được tôn trọng hơn.
5. Chào tạm biệt khách mời
Sau khi đến từng bàn chào hỏi và cảm ơn, cô dâu chú rể nên để ý đến các vị khách mời bởi sẽ có một số vị khách sẽ về sớm. Vì vậy cần bố trí người để cảm ơn và tạm biệt khách khi mà cả cô dâu, chú rể đang bận mời khách đang ăn tiệc.
Cuối buổi lễ, cô dâu chú rể nên đứng tại vị trí chào đón khách để cảm ơn và chào tạm biệt khách mời nhằm thể hiện sự tôn trọng với họ. Ngoài ra hai bạn có thể chụp ảnh kỷ niệm với khách mời.
Trên đây là quy trình tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng tiệc cưới HCM thông thường được thực hiện. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp tân lang tân nương tổ chức lễ cưới thuận lợi.