fbpx

Tục kéo vợ của người H’Mông

Khái niệm về tục kéo vợ Tục “kéo vợ” hay còn gọi là cướp vợ, cướp dâu là nét riêng ...

Khái niệm về tục kéo vợ

Tục “kéo vợ” hay còn gọi là cướp vợ, cướp dâu là nét riêng độc đáo trong hôn nhân của người H’Mông. Nó chứa đựng các yếu tố nhân văn, được xử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn kết thương yêu.

Ở Hà Giang, người Mông có dân số đông nhất, với hơn 190.000 người, phân bố chủ yếu ở các huyện vùng cao phía Bắc là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và hai huyện phía Tây là Xín Mần và Hoàng Su Phì. Dân số đông, sống tương đối tập trung nên người Mông ở Hà Giang vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của mình.

Mỗi độ xuân về, khi cành đào tung hoa, cây ngô trổ mầm, những phiên chợ rộn ràng người mua bán, cũng là lúc thanh niên nam nữ người Mông có cơ hội tìm hiểu nhau. Đó chính là tục"Kéo vợ" – một nét văn hóa riêng, độc đáo của người Mông huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang

Tục kéo vợ của người H'Mông

Nguồn gốc của tục “kéo vợ”

Ngày xưa, theo phong tục của người H’Mông, nhà gái thách cưới gồm 70 đồng bạc trắng, 2 con lợn, 20 vò rượu và toàn bộ phí tổn tổ chức đám cưới nhà hai họ. Phong tục này đã ngăn cản những chàng trai nghèo có được hạnh phúc cho mình. Và tục kéo vợ ra đời chẳng ai biết từ khi nào, đó là một hình thức “lách luật” thách cưới để những chàng trai nghèo có thể đến được với hạnh phúc và xây dựng gia đình.

Trong thực tế có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại không được một hoặc cả hai bên cha mẹ đồng ý (chủ yếu là cha mẹ người con gái). Khi cha mẹ không đồng ý mà trái gái khác tự tìm đến sống với nhau thì không những bị coi là bất hiếu mà cuộc hôn nhân còn không được cộng đồng chấp nhận. Thế nên tục “kéo vợ” có thể được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình.

Tuy nhiên, nếu cứ theo thủ tục thông thường thì khi đi ăn hỏi, hai bên có thể thỏa thuận về khoản lễ cưới nhưng nếu nhà trai dùng tục “kéo vợ” thì nhà gái sẽ ít khi thông cảm và thường phạt bằng cách đòi lễ cao hơn bình thường.

Khi đã chấp nhận dùng tục “kéo vợ” thì nhà trai phải xác định ngay là sẽ bị nhà gái phạt. Và khi nhà gái đòi bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu để tránh sự chê cười của làng xóm. Chính vì những lệ này mà không phải gia đình nào cũng có thể dùng tục “kéo vợ” cho con trai. Những gia đình muốn dùng tục “kéo vợ” thường phải là những gia đình, dòng họ tương đối khá giả thì mới có thể đáp ứng nhu cầu khi nhà gái phạt. Bởi có không ít gia đình phải mất vài ba năm mới có thể trả hết lệ phạt mà nhà gái đặt ra.

"Kéo vợ" không phải cứ thấy cô nào xinh xắn, giỏi giang, muốn lấy làm vợ thì kéo về nhà mình, mà thực tế đôi nam nữ đã tìm hiểu nhau rất cặn kẽ và đã ưng nhau. Cho nên kéo vợ chỉ là cái tục phải có để người con gái chính thức bước chân về nhà chồng. Sau khi kéo cô gái về nhà, ba ngày sau chàng trai chỉ việc sang nhà gái thông báo họ đã thành vợ chồng. Cho đến khi con đàn, cháu đống, của cải dư thừa họ mới tổ chức đám cưới.

 

More Articles for You